THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (FDI)
Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước chiếm một vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm 2021. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 – 2022). Tính lũy kế trong giai đoạn 1986 – 2022, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn FDI; trong đó, 274 tỉ USD đã được giải ngân, chiếm 62,5% tổng vốn đầu tư đăng kí còn hiệu lực.
Trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế thông qua các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương, cùng với chính sách mở cửa trong nước, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư, phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ngày càng đơn giản hóa với các hình thức đầu tư linh hoạt để nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận trong quá trình đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cá nhân và tổ chức nước ngoài, được thành lập công ty tại Việt Nam theo quy định pháp luật, trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật. Ngoài ra, nhà đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế, trừ các trường hợp sau:
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, việc nhà đầu tư nước ngoài có được thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay không cũng sẽ phụ thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư dự định kinh doanh tại Việt Nam. Chẳng hạn với ngành nghề kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhà đầu tư không được phép thành lập công ty có vốn nước ngoài để kinh hoạt động này vì pháp luật hiện hành quy định chỉ doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam mới được cấp phép hoạt động (theo Điều 6 Nghị định 38/2020/NĐ-CP). Hay với hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất phim, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam để thành lập công ty và phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ của công ty (theo điểm a Phân ngành D. Dịch vụ nghe nhìn, Mục2. Các dịch vụ thông tin, Cam kết 318/WTO/CK dịch vụ).
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
Nhà đầu tư chuẩn bị các giấy tờ tại mục c, d, e; các văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng.
Công ty Luật SIPCO sẽ chuẩn bị các văn bản tại mục a, b, f và thay mặt nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố dự kiến đặt dự án đầu tư.
Bước 2: Theo dõi hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc bị từ chối, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do. Công ty Luật SIPCO sẽ thay mặt nhà đầu tư nhận Thông báo và giải trình, điều chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
Nhà đầu tư chuẩn bị các giấy tờ tại mục c; các văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng.
Công ty Luật SIPCO sẽ chuẩn bị các văn bản tại mục a, b, d, e, f, g, h và thay mặt nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 4: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc các vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT VÀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SHTT SIPCO Tầng 5, tòa nhà The Golden Palm, 21 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Tel: 024 3734.8686/Hotline: 092 779 6428 Email: hanoi@sipco.vn Website: www.sipco.vn
|