Thành lập địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện khi muốn mở rộng địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh sau khi mở sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp hoặc một chi nhánh. Vậy quy trình thành lập địa điểm kinh doanh được thực hiện như thế nào cùng xem bài viết dưới đây.
ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH LÀ GÌ?
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
- Triển khai kinh doanh các ngành nghề ghi nhận trên Giấy chứng chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
- Thực hiện chức năng văn phòng giao dịch, thông tin liên lạc của doanh nghiệp hoặc chi nhánh (Nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).
Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thành lập phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Địa điểm kinh doanh có thể gọi tùy theo chức năng của nó như:
- Văn phòng điều hành, văn phòng giao dịch của công ty để giao dịch, xúc tiến hợp đồng, mua bán hàng hóa, bảo hành hàng hóa,...
- Kho chứa hàng, xưởng sản xuất hay địa điểm kinh doanh có các chức năng hỗ trợ sản xuất, lưu trữ hàng hóa.
MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN KHI THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Tên của địa điểm kinh doanh
Theo quy định tại Điều 20 của NĐ 78/2015 thì tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Nơi đặt địa điểm kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
- Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
Phạm vi ngành nghề của địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh chỉ được đăng ký một trong các ngành nghề công ty mẹ hiện có và ngành nghề đó phải có mã ngành chuẩn với hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ không thể hiện ngành nghề kinh doanh.
THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CÔNG TY NHƯ THẾ NÀO?
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh;
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh,…
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm theo quy định;
Hồ sơ là tại liệu quan trọng và là căn cứ để cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm cho doanh nghiệp, chi tiết hồ sơ đã được chúng tôi trình bày ở nội dung trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bằng hình thức online (trực tuyến) qua công thông tin quốc gia
Bước 4: Thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Hồ sơ sau khi được nộp sẽ được sở kế hoạch đầu tư xem xét tính hợp pháp để tiến hành cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh hoặc yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty
Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cập giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng thông tin thông tin địa điểm trên cơ sở dữ liệu.
Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh cần giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký địa điểm kinh doanh
- Bản sao công chứng CMTND/ Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người này không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐĂNG LÝ THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH:
- Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng;
- Chế độ kế toán của địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính của công ty hoặc chi nhánh chủ quản;
- Địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản.
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, SIPCO tin tưởng rằng sẽ cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tốt nhất, nhanh nhất, thuận tiện nhất với chi phí hợp lý nhất. Cần thêm thông tin chi tiết cho lĩnh vực trên, xin hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT VÀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SHTT SIPCO Tầng 5, tòa nhà The Golden Palm, 21 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam. Tel: 024 3734.8686/Hotline: 092 779 6428 Email: hanoi@sipco.vn Website: www.sipco.vn |